post-image

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách


Ở Việt Nam, nhiều người vẫn coi lô hội là 1 loại "thần dược" để làm đẹp và giải độc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loại cây này có chứa chất độc có thể gây suy gan thận.

Lô Hội (tên gọi khác là nha đam, tên tiếng Anh là aloe vera) là cây thuộc họ xương rồng, phát triển trong khí hậu khô, nóng.

Từ lô hội, chúng ta có keo (gel) và nhựa để sử dụng trong y học. Gel lô hội là phần trong suốt, giống như thạch có ở phần bên trong của lá lô hội. Nhựa lô hội là chất màu vàng có ở phần bên dưới vỏ cây.

Lô hội là loại cây gia nhập vào Việt Nam nhưng gần đây nó được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều chị em dùng lô hội để làm đẹp, chữa bệnh, thậm chí còn coi nó như là 1 loại "thần dược" để nấu thành món trà lô hội có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

Không phủ nhận những công dụng của loại cây này, nhưng nhiều nhà khoa học khẳng định nếu không biết sử dụng lô hội thì lợi bất cập hại. Thông tin mời bạn đọc dưới đây.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 1.

 

Công dụng của lô hội

Theo thông tin trên trang web uy tín WebMD, sử dụng lô hội mang lại hiệu quả trong các trường hợp sau:

Trị Mụn: Nghiên cứu cho thấy sử dụng gel lô hội vào buổi sáng và tối, kết hợp cùng các thuốc trị mụn giúp cải thiện tình trạng da mụn lên tới 35% ở cả trẻ em và người lớn.

Chữa bỏng: Gel lô hội giúp nhanh lành vùng da bị bỏng. Với các trường hợp bỏng do hoá chất, sử dụng các loại kem chứa lô hội 2 lần/ngày cũng giúp cải thiện tình trạng da.

Trị táo bón: Sử dụng nhựa lô hội (qua đường miệng) giúp cải thiện chứng táo bón nhưng có thể gây tiêu chảy.

Cải thiện mụn rộp vùng sinh dục (herpes): Các loại kem chứa lô hội giúp cải thiện tình trạng mụn rộp sinh dục ở nam giới.

Chữa mẩn ngứa ở da và miệng: Sử dụng nước súc miệng chứa lô hội hoặc bôi gel lô hội giúp giảm đau, nhanh lành các vùng tổn thương.

Trị xơ hoá dưới niêm mạc miệng: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng gel lô hội giúp cải thiện tình trạng xơ hoá niêm mạc miệng (giảm nóng rát, tăng khả năng cử động miệng và cằm).

Chưa vẩy nến: Gel lô hội giảm tình trạng đóng vảy nhưng không giảm các triệu chứng khác (như đỏ da).

Giảm cân: Gel lô hội giúp giảm cân, giảm mỡ ở những người bị thừa cân hay béo phì bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Làm đẹp: Lô hội có thể sử dụng để dưỡng ẩm da, tẩy trang, dùng khi cạo râu hay tẩy lông, rửa mặt kháng khuẩn, giảm hôi miệng. Lô hội cũng được dùng để giảm tình trạng rụng tóc.

Lô hội chứa chất độc?

Lô hội được biết đến với nhiều tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Nhưng nó cũng chứa chất độc.

Ngay dưới phần vỏ lá có một lớp nhựa vàng (chiếm tới 16-20%). Chất nhựa vàng này chứa chất hoá học tự nhiên có tên aloin. Aloin là một dạng anthraquinone glycoside có thể gây kích ứng da.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 2.

Chất độc trong cây lô hội chính là phần nhựa vàng

Phần nhựa lô hội cũng có tính năng nhuận tràng nhưng cũng có thể gây hại cho ruột. Sử dụng không đúng cách có thể làm suy giảm mạnh chất điện giải.

Sử dụng nhựa lô hội qua đường miệng có thể không an toàn ở bất cứ liều lượng nào. Nhựa lô hội có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày hay co thắt.

Sử dụng nhựa lô hội trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy, các vấn đề về thận, máu trong nước tiểu, thiếu kali, suy yếu cơ, sút cân và rối loạn nhịp tim.

Nguy hiểm hơn, nếu liên tục"ăn phải" 1g nhựa lô hội/ngày trong nhiều ngày liền có thể gây nguy hiểm chết người vì tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, loạn tim, mạch đập chậm…

Riêng những người nhạy cảm với lô hội, có thể sẽ gặp các vấn đề về gan.

Năm 2002 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng nhựa lô hội trong các sản phẩm dược phẩm bán đại trà.

Cách sử dụng lô hội an toàn

Khi sử dụng lô hội, bạn cần chú ý đến liều lượng và cách lấy gel để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Liều lượng:

Cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng lô hội qua đường miệng (ăn, uống). Nếu sử dụng ở mức 15ml/ngày và dùng liên tục, bạn chỉ nên dùng trong tối đa 42 ngày.

Các sản phẩm lỏng có thành phần từ 50% lô hội nếu dùng 2 lần/ngày thì chỉ nên dùng trong 4 tuần.

Cách lấy gel lô hội an toàn:

Bước 1: Rửa lá lô hội dưới vòi nước đang chảy.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 3.

 

Bước 2: Lau khô lá lô hội bằng một khăn thấm nước và để lá lô hội khô hoàn toàn.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 4.

 

Bước 3: Sử dụng kéo cắt bỏ phần riềm gai và tạo rãnh để "mở" lá lô hội.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 5.

 

Bước 4: Dùng dao sắc dọc bỏ phần vỏ (ở một mặt lá) cùng với các phần màu vàng bên trong. Phần gel muốn lấy phải trong suốt. Nếu có lẫn bất cứ phần màu vàng hay xanh nào, bạn phải nạo bỏ đi.

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 6.

 

Bước 5: Dùng dao hoặc thìa nạo lấy phần gel. Lưu ý không nạo sang phần vỏ (của mặt kia lá).

Cây lô hội rất độc khi sử dụng không đúng cách - Ảnh 7.

 

G

Gọi: 0904 084 700